Các quan điểm về chủ nghĩa đế quốc Mỹ Chủ nghĩa đế quốc Mỹ

Chủ nghĩa đế quốc đóng vai trò trung tâm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trịquân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C, và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tại Mỹ. Tuy nhiên, Iran, Bắc Triều TiênBhutan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ.

Người theo chủ nghĩa cô lập Mỹ thường hay bất hòa với những người theo chủ nghĩa quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất hòa với những người đề xướng cổ vũ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên và Đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa đế quốc của Mỹ tại Philippines đã bị Mark Twain, triết học gia William James, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau này, Tổng thống Woodrow Wilson đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội Quốc Liên nhưng Thượng viện Hoa Kỳ cấm không cho Hoa Kỳ trở thành thành viên của tổ chức này. Chủ nghĩa cô lập đã trở thành một vấn đề trong quá khứ khi Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là nơi đóng tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với Anh Quốc và liên hệ chặt chẽ với Úc, New Zealand, Nhật Bản, Israel, và các thành viên đồng sự NATO. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các quốc gia láng giềng qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và những thỏa thuận tự do mậu dịch như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ba bên với CanadaMéxico. Năm 2005, Hoa Kỳ đã chi tiêu 27,3 tỷ đô la trong chương trình trợ giúp phát triển chính thức, đứng nhất trên thế giới. Tuy nhiên nếu tính theo tỉ lệ tổng lợi tức quốc gia (GNI), sự đóng góp của Hoa Kỳ chỉ là 0,22%, đứng thứ 20 trong 22 quốc gia viện trợ tài chánh. Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ như các quỹ, công ty, và các tổ chức tôn giáo và giáo dục tư nhân đã cho tặng 95,5 tỷ đô la. Tổng số 122,8 tỷ đô la lần nữa đứng hạng nhất trên thế giới và hạng bảy tính theo phần trăm tổng lợi tức quốc gia.

Năm 2010, chi phí quân sự của riêng Mỹ đã chiếm khoảng 50% chi phí quân sự thế giới. Hoa Kỳ duy trì lực lượng quân sự lớn thứ 2 thế giới về quân số và lớn nhất về số lượng vũ khí[4] Quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến trong 10 cuộc chiến lớn và hàng chục cuộc xung đột quy mô nhỏ từ sau Thế chiến thứ 2 trở lại đây.

Các quan điểm ý thức hệ và lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc của Mỹ

Trường phái Tự do
Trường phái Dân chủ Xã hội
Trường phái Marx-Lenin
Lý thuyết siêu đế quốc
Lý thuyết đế quốc cổ điển
Lý thuyết tân đế quốc

Căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài như một hình thức đế quốc

Cụm từ "tiểu bang thứ 51", khi được dùng một cách tiêu cực, có thể được nói tới các quốc gia đã và đang nằm dưới sự ảnh hưởng hoặc điều khiển từ Chính phủ Hoa Kỳ.[5]

Một công dân ở Seattle, Washington đã mỉa mai treo biểu ngữ tuyên bố Iraq là tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.

Nhiều nguồn sách báo đã mỉa mai rằng Chiến tranh Iraq là một cuộc chiến thực dân mới để biến Iraq thành một tiểu bang thứ 51 của Mỹ.[6][7][8][9][10]

Tại Hàn Quốc, nếu xảy ra chiến tranh, quân đội Hàn Quốc không được tự đưa ra quyết định mà họ phải nằm dưới sự chỉ huy của một viên tướng bốn sao thuộc quân đội Mỹ, và rất nhiều người Hàn Quốc từ năm 1953-90 tin rằng quân đội của họ sẽ không thể trụ vững trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nếu không dựa vào Mỹ,[11] mặc dù thực lực quân đội Triều Tiên ngày nay cũng bị đặt dấu hỏi ngoại trừ năng lực hạt nhân không bàn cãi của nước này. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì luôn coi quân đội Hàn Quốc chỉ là quân đội tay sai của ngoại quốc để ngăn cản sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Triều Tiên.[12][13]

Năm 2015, David Vine thống kê rằng có 800 căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài, gồm 174 ở Đức, 113 ở Nhật, 83 ở Hàn Quốc, tiêu tốn 100 tỷ USD kinh phí duy trì mỗi năm.[14]

Ủng hộ chủ nghĩa đế quốc

Tranh châm biếm chỉ Theodore Roosevelt sử dụng vận mệnh Monroe để đánh đuổi các đế quốc Âu châu khỏi Cộng hòa Dominica.

Mặc dù gặp không ít sự chỉ trích, tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc Mỹ lại cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Ví dụ, thuyết Vận mệnh hiển nhiên (tiếng Anh: Manifest Destiny) là một niềm tin rằng Hoa Kỳ có "vận mệnh mở rộng lãnh thổ từ duyên hải Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương", khái niệm này đã được sử dụng để hô hào và biện hộ cho việc chiếm các lãnh thổ khác. Những người cổ vũ cho khái niệm "Vận mệnh hiển nhiên" tin rằng mở rộng lãnh thổ không chỉ tốt đẹp mà còn là "hiển nhiên" và là "vận mệnh". Ban đầu, "Manifest Destiny" là một câu có tính cách thời thế chính trị trong thế kỷ 19 nhưng dần dần nó trở thành thuật ngữ phổ biến, thường được dùng như đồng nghĩa với việc diệt chủng người da đỏ nhằm mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ khắp lục địa Bắc Mỹ.

Sử gia William Appleman Williams cho rằng chủ nghĩa đế quốc Mỹ đem lại tinh thần về công lý, thịnh vượng và an ninh.[15] Max Boot bênh vực chủ nghĩa đế quốc Mỹ với lý do rằng: "chủ nghĩa đế quốc Mỹ là lực lượng hiệu quả nhất thế kỷ qua. Nó đã đánh bại Cộng sản và phát xít, và đã can thiệp để đánh bại chế độ diệt chủng Taliban và Serbia[16]". Bản thân Boot cũng thừa nhận điều này, cho rằng nó đã "khởi phát từ 1803".[17][18] Những người theo chủ nghĩa bảo thủ như nhà sử học Anh Paul Johnson, sử gia Ấn Độ Dinesh D'SouzaMark Steyn, hay những người ôn hòa diều hâu như Zbigniew BrzezinskiMichael Ignatieff cũng ủng hộ chủ nghĩa đế quốc Mỹ.[19]

Sử gia người Anh Niall Ferguson cho rằng "không thể từ chối rằng Hoa Kỳ là một đế quốc nhưng nó cũng không quá tồi tệ"[20] và đã liên tục so sánh nó với chủ nghĩa đế quốc Anh, dù ông thừa nhận Hoa Kỳ giống với Đế quốc La Mã hơn Anh. Ông cũng khẳng định cả hai có điểm tốt và xấu, nhưng những gì tích cực mà người Mỹ làm nhiều hơn những điều tiêu cực họ để lại[21][cần số trang]. Theo Victor David Hanson, Hoa Kỳ "không có ý định bá quyền mà xây dựng một hệ thống có lợi cho tất cả các bên".[22] Ngay bản thân thủ lĩnh độc lập Philippines Emilio Aguinaldo cũng công nhận dù Hoa Kỳ đã để lại sự tàn phá tan hoang ở Philippines, nhưng họ cũng gián tiếp giúp người Philippines thoát khỏi sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha.[23]

Một số người cho rằng chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ dù cũng theo đuổi sự bá quyền, song chỉ là tạm thời. Sử gia Samuel Flagg Bemis cho rằng Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ chỉ là chủ nghĩa bành trướng tạm thời, là "một dấu mốc lịch sử Hoa Kỳ", không giống như sự bành trướng lãnh thổ thế kỷ 19 của Hoa Kỳ.[24] Sử gia Walter LaFeber cho rằng sự bành trướng của Hoa Kỳ trong chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha nhằm tranh giành Phillipines không phải là một sai lầm, mà là một sự đỉnh điểm trong chính sách mở rộng lãnh thổ về phía Tây.[25][26]

Những người ôn hoà quốc tế cho rằng Hoa Kỳ, dù đang thống trị ảnh hưởng quốc tế, nhưng không phải là một đế chế theo cách hiểu của thế kỷ 19, và được học giả John Ikenberry nhìn nhận tương tự.[27] Joseph Nye cho rằng Hoa Kỳ tìm cách xây dựng một đế chế văn hóa hơn là chính trị, quân sự bởi ảnh hưởng văn hóa như âm nhạc, phim ảnh, kinh tế, cũng như sự di cư liên tục vào Hoa Kỳ trong những năm qua.[28] Nhưng rất khó để biết chắc chắn liệu Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì uy thế của nó mà không có ưu thế quân sự và kinh tế.

Bành trướng văn hóa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ nghĩa đế quốc Mỹ http://www.globalresearch.ca/isis-leader-abu-bakr-... http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-fo... http://www.globalresearch.ca/us-has-killed-more-th... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.amazon.com/dp/B0007GMSSY http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/10... http://www.economist.com/displaystory.cfm?story_id... http://www.etymonline.com/index.php?search=imperia... http://books.google.com/books?id=qvLfIHqkOOAC http://www.gulf-daily-news.com/NewsDetails.aspx?st...